Trong các bộ phận của cơ thể, gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng cần thiết.
Khi mắc phải viêm gan B, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích để bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
1. Ăn uống điều độ
Người bị viêm gan B cần loại bỏ bia rượu khỏi thực đơn.
Chất cồn trong bia rượu sẽ thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc.
Hạn chế các món từ nội tạng động vật
Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol, không tốt cho người có vấn đề sức khỏe liên quan đến gan.
Nội tạng động vật cũng chứa khá nhiều đạm. Chúng cũng khiến lá gan đang bị bệnh phải làm việc vất vả hơn, nó sẽ làm cho gan càng trở nên mệt mỏi, suy yếu hơn.
Hạn chế ăn những món chiên xào nướng
Đồ ăn cay, nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày.
Không chỉ dừng lại ở thành dạ dày mà đây còn là nguyên nhân làm ức chế sự bài tiết, thải độc của gan.
Ngoài ra, các món ăn được chế biến với nhiều gia vị như gừng, tỏi, ớt dễ làm cho tế bào gan của người bệnh viêm gan B bị biến đổi, hoại tử, làm bệnh nặng thêm.
Hơn nữa, các món ăn được chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ còn chứa nhiều axit béo no gây khó tiêu và nguy hại cho gan; làm cho gan phải tiết nhiều mật hơn để phân hủy chất béo.
Giảm bỏ các món mặn - nguyên nhân từ viêm gan B đến xơ gan
Natri có trong muối chính là “thủ phạm” âm thầm đẩy nhanh viêm gan B diễn tiến thành xơ gan, biểu hiện cụ thể qua các triệu chứng phù nề.
Cơ chế phù được xác định là do cơ thể bị giữ nước khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Vì thế, người bị viêm gan B không nên ăn mặn vì muối có khả năng giữ nước trong cơ thể.
Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Nên ăn các món ăn luộc, hấp. Ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường vitamin cho cơ thể.
2. Vận động hợp lý
Tập thể dục thường xuyên giúp khí huyết lưu thông, giảm stress và đốt cháy calo...
Thông qua việc nâng cao hiệu quả lưu thông máu, tập thể dục tăng cường mức năng lượng, giảm thiểu những mệt mỏi - triệu chứng phổ biến của bệnh gan.
Không những thế, tập thể dục làm giảm tổng mỡ cơ thể. Khi tổng lượng mỡ trong cơ thể giảm, hàm lượng chất béo trong gan đồng thời giảm đi, thường dẫn đến giảm đáng kể triệu chứng men gan tăng cao.
Hơn nữa, tác dụng đốt cháy calo trong quá trình tập sẽ giúp người tập giảm cân, từ đó kiểm soát tốt hơn một số hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, trầm cảm - các tác nhân làm cho bệnh gan trầm trọng thêm.
Hãy kiên trì luyện tập thể thao mỗi ngày 30 phút, duy trì 5 buổi/tuần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc khống chế các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.
Người bị bệnh gan nên chọn cả thể dục nhịp điệu (vận động nhẹ nhàng) và thể dục thể lực (vận động mạnh) bởi mỗi loại hình vận động có vai trò và tác dụng khác nhau đối với bệnh gan. Cả hai loại hình thể dục này đều cải thiện chức năng gan theo nhiều cách.
Nếu bạn đang bị bệnh gan, hãy lắng nghe cơ thể khi tham gia bất kì loại hình vận động nào. Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của bệnh gan, vậy nên, hãy dựa vào sức khỏe của mình để chọn bài tập phù hợp. Nếu không muốn tham gia các bài tập nặng nhọc, bạn có thể duy trì thói quen vận động với các hình thức đơn giản hơn như đi bộ, đi cầu thang bộ, chạy bộ...
3. Nghỉ ngơi hợp lí
Mặc dù buổi tối là thời gian để bạn nghỉ ngơi, nhưng bạn có biết đây là “thời điểm vàng" của các cơ quan nội tạng. Từ 9 giờ tối, hệ miễn dịch và các cơ quan đào thải trong cơ thể bạn bắt đầu hoạt động. Đây là lúc cơ thể bạn bắt đầu “tống khứ" các chất độc hại ra ngoài, và hệ thống miễn dịch bắt đầu hồi phục, cụ thể:
- 21h-23h: Đây là thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc).
Cần thả lỏng cả thể xác và tâm hồn, giữ cho tâm trạng thoải mái, ngoài ra có thể kết hợp mát xa vùng cổ và nách, giúp tuyến hạch bài độc tốt hơn.
- 23h-1h là thời gian để gan thải độc, trao đổi chất, chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Lúc này, lá gan của bạn bắt đầu bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể. Trong thời gian gan hoạt động đào thải mạnh nhất, cơ thể người cần hoàn toàn thư giãn hoặc đang trong trạng thái ngủ say.
- 1-3h: túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong gan và trong máu.
Gan và mật sẽ thực hiện tốt vai trò này khi con người ngủ say nhất.
- 3-5h: là lúc gan hoàn thành quá trình và nghỉ ngơi.
Tiếp đến khoảng thời gian phổi thực hiện quá trình đào thải chất độc. Biểu hiện quá trình đào thải độc tố của phổi trong thời gian này là những cơn ho dữ dội nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.
- 5-7h sáng là thời điểm thức dậy và vệ sinh cá nhân để thải độc tố ra bên ngoài.
Do đó nếu bạn thức quá khuya hay dậy quá trễ đều gây hại đến việc thải độc và nghỉ ngơi của gan.
- Nếu ruột già thải độc không tốt, khi độc tố tích tụ đến một mức nhất định sẽ khiến da bị rỗ, thậm chí còn tăng tỷ lệ bệnh trực tràng
Theo đồng hồ sinh học của từng người khác nhau nhưng trong khoảng thời gian này tất cả đều nên đi toilet để đào thải chất độc chứa trong ruột già ra khỏi cơ thể. Nếu ruột già thải độc không tốt, khi độc tố tích tụ đến một mức nhất định sẽ khiến da bị rỗ, thậm chí còn tăng tỷ lệ bệnh trực tràng. Vì thế cố gắng đi đại tiện trong thời gian này, càng để muộn thì độc tích nhiễm càng nhiều.
Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, từ bỏ thói quen thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.
Vì vậy, giờ tốt nhất để đi ngủ sẽ là khoảng từ 21 đến 22 giờ hàng ngày.
Thời điểm 22 giờ là lúc cơ thể của bạn bắt đầu rơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi để cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng cho ngày hôm sau làm việc.
Bạn đã thay đổi được những gì trong số những điều cần chú ý ở trên? Hãy thực hiện ngay để bảo vệ sức khỏe lá gan!!!